CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHĂN GIẤY KÉM CHẤT LƯỢNG

Không ít người đang vô tư dùng khăn giấy kém chất lượng để lau miệng, lau đồ dùng mà không lường trước các bệnh truyền nhiễm mắc phải.

Rước bệnh vào thân vì khăn giấy kém chất lượng

Chắc hẳn, bạn đã lần ăn lề đường, quán cóc và vô âu vô lo dùng khăn giấy tại tại quán nhỏ để lau tay, lau bát đũa và thậm chí lau cả miệng sau khi ăn xong.

Nếu bạn biết đến quy trình làm ra những tờ khăn giấy này, ắt hẳn bạn cũng phải rùng mình.

Phần lớn nguyên liệu làm ra khăn giấy kém chất lượng là các tờ giấy đã qua sử dụng, giấy sách báo cũ.

Quy trình sản xuất không đảm bảo, phải thêm rất nhiều hương, hoá chất độc hại như xút, javen, parabens vào để tẩy trắng và khử mùi.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho hay những chất này cực kỳ nguy hiểm với sức khoẻ.

Khi sử dụng khăn giấy kém chất lượng, bạn vô tình đưa vi khuẩn, virus, tạp chất độc hại vào cơ thể làm mầm móng cho các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, da, mắt…. Nghiêm trọng hơn là gây ra các khối u ở da, nặng hơn là bị ung thư, vô sinh,…

Cách phân biệt khăn giấy sạch và khăn giấy kém chất lượng

Khăn giấy từ bột giấy nguyên sinh

Màu sắc: Giấy trắng vừa, có màu hơi ngày vàng (màu của gỗ) hoặc màu trắng sữa.

Mặt giấy: Mềm, mịn, láng, không bị thủng lỗ, không bị đốm kim đồi mồi đen.

Độ kéo giãn: Khi kéo ra khăn giấy khó rách, không có độ đàn hồi, giấy sẽ tưa ra theo đường, có thể thấy kết cấu của từng sợi giấy.

Bụi giấy: Bụi giấy nhỏ, li ti màu trắng và có ít bụi giấy.

Mùi: Khăn giấy từ bột nguyên sinh thường không có mùi hoặc mùi hương chiết xuất từ hương tự nhiên.

Khăn giấy từ bột giấy tái chế

Màu sắc: Giấy có màu trắng tinh (do dùng nhiều thuốc tẩy), trắng xanh hoặc trắng ngả màu tối (giấy pha lẫn mực và tạp chất).

Mặt giấy: Có nhiều vết rạn, thô, nổi gồ ghề hoặc nhẵn nhưng cứng, nhiều đốm đồi mồi nâu, đen.

Độ kéo giãn: Khi kéo ra, giấy sẽ giãn hoặc đứt toạc ra có thể nghe thành tiếng.

Bụi giấy: Bụi giấy to, bụi giấy có thể gây ngạt mũi, hắt hơi vì chứa nhiều hoá chất.

Bình luận trên Facebook